Ford tăng cường trong nỗ lực ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu
Trong báo cáo Phát triển Bền vững hàng năm lần thứ 21, Tập đoàn Ford Motor đã công bố kế hoạch đối phó biển đổi khí hậu và mục tiêu trung hòa carbon vào trước năm 2050, cam kết tăng cường giảm thiểu khí thải theo Thỏa thuận chung Paris về Biến đổi khí hậu.
Được biết, trung hòa carbon là phương pháp cân bằng hoặc loại bỏ lượng khí carbon thải ra môi trường, sao cho tổng lượng khí thải carbon bằng 0. Để đạt được mục tiêu này, Ford sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực đang chiếm khoảng 95% lượng phát thải CO2 của hãng, gồm: Phương tiện giao thông, chuỗi cung ứng và các nhà máy.
Đồng thời, Ford Motor cũng không ngừng đề ra 3 mục tiêu mới dựa trên các cơ sở khoa học, trong đó: Mục tiêu 1 kiểm soát khí thải trực tiếp từ các nguồn thuộc sở hữu hoặc trong tầm kiểm soát của Ford; Mục tiêu 2 giảm phát thải gián tiếp trong quá trình năng lượng như điện, hơi nước, hệ thống làm nóng, làm mát được tiêu thụ bởi công ty; Mục tiêu 3 giảm phát thải từ các xe Ford đã được bán ra thị trường.
Năm 2019, Ford đã mở rộng chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu để tìm kiếm những giải pháp hiệu quả hơn nhằm cân bằng được mong muốn và nhu cầu của con người, tiềm năng công nghệ và các yếu tố tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp. Tất cả đều dựa trên tư duy thiết kế lấy con người làm trung tâm.
Một nhóm chuyên trách với đa chuyên môn, bao gồm các thành viên đến từ Mỹ, Trung Quốc và liên minh châu Âu đã được thành lập với mục tiêu phát triển các phương pháp trung hòa carbon cho tập đoàn; phân tích thông tin về môi trường, khách hàng, công nghệ, pháp luật, năng lượng, hướng tiếp cận cạnh tranh, đánh giá vòng đời sản phẩm, và các xu hướng khác.
Mục tiêu luôn đi kèm với các thách thức bên ngoài, như: Sự đồng thuận của khách hàng, các quy định của chính phủ, điều kiện kinh tế cũng như nguồn cung nhiên liệu có thể tái tạo được.
Tuy nhiên, vượt qua các thách thức của biến đổi khí hậu là trách nhiệm và ưu tiên hàng đầu của Ford, với những hành động cụ thể như: chung tay hạn chế sự nóng lên toàn cầu theo Thỏa thuận chung Paris…
“Chúng tôi tin rằng việc phát triển những phương tiện tuyệt vời cho con người cũng như duy trì sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp không cần phải trả giá bằng hành tinh của chúng ta”, ông Bob Holycross, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Phát triển bền vững, môi trường và an toàn của Ford Motor chia sẻ. “Dù biết rằng đặt mục tiêu trung hòa carbon trước năm 2050 là một thử thách lớn, nhất là khi chúng tôi chưa tìm kiếm được một giải pháp triệt để cho vấn đề này. Tuy nhiên, chúng tôi có quyết tâm, cùng chung tay với cơ quan chức năng và các đối tác để đạt được mục tiêu đó”.
Được biết, Ford Motor đã đầu tư hơn 11,5 tỷ USD vào việc điện hoá các phương tiện, bao gồm các phiên bản không phát thải của một số mẫu xe nổi tiếng như Mustang Mach-E, Transit Commercial EV và đặc biệt phiên bản F-150 chạy điện dự kiến sẽ ra mắt vào giữa năm 2022.
Trước đó, tập đoàn đã công bố kế hoạch sử dụng 100% năng lượng tái tạo được khai thác tại địa phương cho tất cả các nhà máy sản xuất trên toàn cầu vào năm 2035. Các nguồn năng lượng tự nhiên có thể tái tạo bao gồm thủy điện, địa nhiệt, năng lượng gió và mặt trời.
Ngoài mục tiêu và nỗ lực trung hòa carbon, báo cáo phát triển bền vững cũng nêu bật các hoạt động khác của Ford trong phạm vi tập đoàn và trên toàn cầu, có thể kể đến như: Giữ an toàn cho tất cả mọi người trong đại dịch Covid-19; điện hóa; kinh tế tuần hoàn; văn hóa đa dạng và hòa nhập…
Tin nổi bật
- Bắt giữ đối tượng trộm 1 xe máy, 2 ô tô và có hành vi giết người
22/11/2024 - 15:32:08
- Đối tượng nghi “ngáo đá” trộm 2 xe ô tô trong cùng một ngày, gây tai nạn tại nạn rồi bỏ chạy
22/11/2024 - 08:03:13
- Từ năm 2026, trẻ em dưới 10 tuổi chỉ được ngồi hàng ghế sau cùng thiết bị an toàn
18/11/2024 - 20:49:19
- Tuần lễ du lịch tỉnh Hòa Bình: Điểm đến đến ấn tượng bậc nhất cuối tuần này
14/11/2024 - 14:39:29
- Ô tô Trung Quốc và làn sóng nhập khẩu tại Việt Nam: Thực trạng và hệ lụy
14/11/2024 - 10:17:55
- Thị xã Sơn Tây- Hà Nội sẽ có 3.279 ô tô điện VinFast được đưa vào hoạt động dịch vụ
13/11/2024 - 16:31:05