Mùa Covid, xe ô tô thanh lý ngân hàng chỉ nằm trên sàn mà không theo chủ mới?
Mới đầu tháng 8/2020, nhiều ngân hàng đã thanh lý hàng loạt ôtô cũ với giá cực thấp nhưng khách mua vẫn không mặn mà. Có chiếc 12 lần lên sàn đấu giá vẫn không tìm được chủ mới
Đầu tiên phải kể đến VPBank khi phát đi thông báo đấu giá hơn 20 chiếc xe ôtô thanh lý với mức giá chỉ từ 235 triệu đồng - 1,1 tỷ đồng/chiếc. Trong đó, chiếc xe rao bán với giá thấp nhất (235 triệu đồng) thuộc thương hiệu Kia. Một số chiếc thuộc thương hiệu Chevrolet có giá từ 273 - 299 triệu đồng,…
Vietcombank Hà Nội phát mại 5 chiếc xe gồm 2 xe Toyota Hilux, 2 chiếc xe tải hiệu TMT và 1 chiếc Toyota Camry. Số xe này đều là tài sản thế chấp của công ty TNHH ĐTK Phú Thọ. Đáng tiếc, Vietcombank không công bố giá khởi điểm trên website.
IDV thông báo đấu giá chiếc Ford Everest 2009 giá 200 triệu đồng. BIDV Long Biên thanh lý 8 chiếc ôtô khách giường nằm nhãn hiệu Thaco với mức giá từ 508 triệu đồng - 1,1 tỷ đồng.
Ngân hàng VIB rao bán 62 xe ôtô các loại. Trong đó có 2 chiếc xe tải giá thấp nhất là 170 - 195 triệu đồng thuộc thương hiệu TMT và Thành Đô. Đáng nói, chiếc xe khách giường nằm 41 chỗ giá 218 triệu đồng vốn là tài sản đảm bảo của VietinBank Thái Bình đã lên sàn đấu giá lần thứ 12 vẫn không có khách chốt mua.
Sàn giao dịch tràn ngập xe mà không có khách hàng chốt mua.
Theo nhiều chuyên gia ngành xe cho hay, đại dịch Covid-19 bùng phát thì tác động tiêu cực lên tất cả các lĩnh vực kinh tế, ngành xe hơi cũng bị ảnh hưởng. Nhiều chủ xe lao đao vì mất việc, không có thu nhập để trả tiền lãi và gốc cho khoản vay mua xe trả góp.
Đây cũng là thời điểm ngân hàng dồn dập phát mại ôtô với số lượng lớn nhằm thu hồi nợ. Trước đây, ôtô là loại tài sản dễ thanh khoản nhất so với bất động sản, thiết bị điện tử, máy móc sản xuất,... Giám đốc khối xử lý nợ tại ngân hàng lớn chia sẻ: "Hầu hết các dòng xe đều tìm thấy chủ mới ngay trong lần mở bán đầu tiên".
Thế nhưng, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, ngân hàng chật vật tìm khách mua ôtô dù thanh lý với mức giá rẻ hơn 8 - 20% so với thị trường ôtô. Một chuyên gia tài chính thừa nhận: khách không mặn mà với ôtô siết nợ của ngân hàng là có thật. Người mua e ngại về tính pháp lý và các giấy tờ liên quan quan đến chiếc xe.
Xe thanh lý ngân hàng vẫn xếp dài chờ khách.
Chưa kể, những chiếc xe ngân hàng thanh lý đa dạng về tình trạng. Chiếc hoạt động tốt, chiếc hư hỏng nặng hoặc máy đã rệu rã sau thời gian hoạt động với công suất cao. Vì thế, người mua phải có đủ kinh nghiệm để đánh giá tình trạng xe. Nếu sơ suất dễ "tiền mất, tật mang".
Một số khách hàng lại có những quan điểm duy tâm, tức là trường hợp xe do chủ cầm cố bị thua lỗ, lụi bại mới phải để ngân hàng thanh lý xe, nếu như chủ mới mua về không hợp cũng sẽ bị vận đen bám theo…
Ở khía cạnh khác, dịch Covid vẫn diễn biến phức tạp, mọi mặt đời sống người dân bị ảnh hưởng do thất nghiệp, giảm lương. Nhiều người không thể xoay sở để trả nợ ngân hàng. Lượng xe ôtô bị siết nợ tăng lên. Ngân hàng tăng cường đấu giá thu hồi nợ, còn người dân dè dặt xuống tiền mua các loại tài sản có giá trị lớn ở thời điểm này.
Tin nổi bật
- Ô tô Trung Quốc Tại Việt Nam: Cơn sốt tạm thời hay gian nan phá trước?
19/11/2024 - 14:02:06
- Khách hàng Philippines chính thức được mua VinFast VF7 từ ngày 24/10
25/10/2024 - 03:00:07
- Suzuki tạo điểm nhấn tại VMS 2024 bằng phong cách giản đơn và ấn tượng
23/10/2024 - 13:54:13
- VinFast ghi danh lịch sử: Thương hiệu xe Việt thống trị thị trường tháng 9/2024
11/10/2024 - 15:56:22
- Ford Việt Nam hỗ trợ 100% phí trước bạ cho khách hang mua xe trước 19/10/2024
07/10/2024 - 18:05:01
- Vietnam Motor Show 2024: Bước đệm cho chiến dịch điện hóa giao thông
04/10/2024 - 15:00:43