Không giống như xe số hoặc xe tay ga, việc điều khiển và vận hành xe côn đòi hỏi kỹ năng và kiên nhẫn, đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu.
Không giống như xe số hoặc xe tay ga, việc điều khiển và vận hành xe côn đòi hỏi kỹ năng và kiên nhẫn, đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu. Tuy nhiên, khi đã làm quen và thao tác xe côn một cách thành thạo, loại phương tiện này sẽ mang lại trải nghiệm đặc biệt và đầy cảm xúc cho người điều khiển. Dưới đây là 5 lưu ý quan trọng dành cho người mới bắt đầu lái xe côn.
Tập ra cô
Khi mới bắt đầu, nhiều người có thể gặp phải tình trạng sợ chết máy khi mới kéo ga ngay khi còn ít côn. Điều này có thể khiến động cơ gầm lên mà xe không di chuyển được do côn chưa được nhả đủ.
Để vượt qua tình trạng này, việc luyện tập ở nơi rộng rãi, bằng phẳng là cần thiết. Thực hành nhiều sẽ biết nhả côn ở đoạn nào thì xe chuyển động, từ đó điều chỉnh tay ga theo cho phù hợp. Bước này quan trọng khi phải khởi hành ngang dốc, bởi vì nếu vội thì chết máy, thả không đủ côn thì xe không chạy và bị trôi không phanh.
Đi số phù hợp
Với xe số tự động mà bạn có thể chạy với bất kỳ số nào khi đang lăn bánh, tuy nhiên việc chọn số không phù hợp sẽ làm hỏng hộp số, xe nhanh ì theo thời gian. Tuy nhiên, đối với xe tay côn, tốc độ chậm chạy số cao có thể gây chết máy.
Trong trường hợp này, bạn nên chuyển xuống số thấp hơn. Bạn có thể nhận biết nếu bạn đang sử dụng số không đúng bằng cách nghe tiếng máy, nếu máy phát ra tiếng kêu răng rắc và xe bắt đầu bị nhấp nhổ, điều này ngụ ý rằng bạn đang sử dụng số cao hơn so với tốc độ di chuyển của xe.
Không cắt côn thả dốc
Một trong những quan niệm sai lầm phổ biến khi lái xe côn là cắt côn thả dốc để lợi dụng quán tính, tiết kiệm xăng. Tuy nhiên, hành động này có thể gây mất độ bám đường và mất phanh, gây nguy hiểm và tăng nguy cơ tai nạn. Thay vào đó, chỉ sử dụng côn để chuyển số và điều côn khi chạy số thấp, tốc độ chậm.
Khởi động ở N, dừng xe về N
Một số người khi chạy xe côn tay đến nơi dừng thường để số 1 thậm chí 2, 3 và thả tay côn cho xe tự tắt máy hoặc vặn chìa khoá tắt máy. Đây là một hành động nguy hiểm bởi nếu một người khác chưa thuần thục leo lên xe sau đó sẽ khó làm chủ tình hình.
Để đảm bảo an toàn, khi khởi động xe, hãy luôn ở trạng thái N rồi mới vào vào số 1. Không nên để xe ở số 1, 2 và nổ máy. Hãy chắc chắn mọi thứ đã sẵn sàng rồi mới vào số 1 để khởi hành.
Số 1-0-2
Quy tắc của hộp số móc khi chạy xe côn tay là đạp vào số 1, móc lên số 2 nhưng có khoảng lửng là số 0. Khi đang ở 1, móc một nửa lực cần số để về số 0, móc mạnh sẽ lên số 2. Ngược lại khi đang ở số 2, đạp về nửa lực để về số 0 và đạp mạnh xuống số 1.
Để tăng cường an toàn, có thể chọn loại xe côn chất lượng tốt, được trang bị tính năng an toàn. Yamaha Exciter 155 VVA-ABS là một lựa chọn đáng cân nhắc cho các “dân chơi” hệ tay côn.
Sở hữu khối động cơ 155cc VVA, Yamaha Exciter 155 VVA-ABS dẫn đầu trong phân khúc xe underbone phổ thông, kết hợp với kim phun xăng điện tử, làm mát bằng dung dịch, giúp cho hiệu năng ổn định ở cả trong đô thị và tốc độ cao trên đường trường. Dung tích bình xăng lớn 5,4L, rất phù hợp cho những chuyến đi xa. Đặc biệt, để đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển, hệ thống chống bó cứng phanh ABS kết hợp với bộ ly hợp A&S (Assist & Slipper) được trang bị trên xe, giúp chống bó cứng bánh khi dồn số và chống trượt côn.
Được định vị như là một chiếc xe côn tay thể thao thực thụ, Yamaha Exciter 155 VVA-ABS sở hữu ngôn ngữ thiết kế R-Series đúng chuẩn thể thao với những đường nét sắc cạnh và năng động, nhấn mạnh vào sự mạnh mẽ nhưng cũng đầy trẻ trung, mang đậm chất R-DNA từ phong cách thiết kế của Yamaha nổi bật ở mọi góc nhìn. Với 4 phiên bản và 12 màu sắc mới lạ từ xanh xám mới lạ đến đen phối vàng đồng sang trọng, huyền bí, màu đỏ đen mạnh mẽ, năng động, xanh bạc cá tính, trẻ trung…, người dùng có đa dạng sự lựa chọn phù hợp với ngân sách và phong cách của mình, giúp phái mạnh có thể thỏa mãn đam mê.
Ngoài ra còn nhiều tiện ích đi kèm như Cổng cắm sạc, Smartkey, đặc biệt là ứng dụng My Yamaha Motor giúp nhắc lịch bảo trì, bảo dưỡng và tìm địa điểm sửa chữa xe một cách thuận tiện nhất. Tham khảo thêm thông tin chi tiết về Yamaha Exciter 155 VVA – ABS 2023 tại: https://yamaha-motor.com.vn/xe/loai-xe/exciter/
Bên cạnh việc lựa chọn một chiếc xe tốt, việc bảo dưỡng, thay dầu định kỳ cho xe cũng vô cùng quan trọng. Bởi lẽ sau một thời gian sử dụng, dầu nhớt tích tụ cặn bẩn, gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động. Nếu không thay kịp thời, có thể giảm tuổi thọ của xe và không đảm bảo an toàn cho người lái. Dầu nhớt được ví như “mạch máu của động cơ”, ngăn chặn rò rỉ nguyên liệu, giảm sức nóng trong động cơ, tăng sự ổn định khi vận hành và giúp cho động cơ hoạt động êm ái, giảm tối đa sự ma sát và mài mòn.
Theo lời khuyên từ chuyên gia và các trung tâm sửa chữa - bảo dưỡng, bạn phải thay dầu nhớt lần đầu tiên cho xe khi đi được 500 km đến 1.000 km. Sau đó, mỗi lần chạy được 2.000 km (đối với xe máy mới) hoặc 1.000 - 1.500 km (đối với xe máy cũ) thì bạn cần thực hiện thay mới. Riêng nguyên tắc thay nhớt xe tay ga có phần phức tạp hơn đó là cứ mỗi 3 lần thay dầu máy (khoảng 5.000 - 6.000 km) thì bạn phải thay 1 lần dầu láp (dầu hộp số).
Bạn cần phải thay nhớt ngay lập tức cho xe máy, nhằm bảo đảm hiệu suất vận hành ổn định nếu nhận thấy một số biểu hiện khác thường sau: động cơ nhanh bị nóng, có tiếng ồn bất thường, xe chạy yếu hoặc không có dầu trên que tăm nhớt.
Tuy nhiên, mỗi loại xe đều có loại nhớt chuyên biệt. Tại Yamaha cam kết 100% dầu nhớt Yamalube mới, chất lượng và tương thích với từng loại sản phẩm. Ví dụ như: dầu xích bôi trơn, giảm mài mòn của bộ phận xích tải hoạt động ở nhiệt độ cao của xe máy số; dầu nhớt Full Synthetic có khả năng bôi trơn cao và ít hao hụt, phù hợp với dòng xe máy côn tay hoặc xe thể thao,...