Những sáng kiến tiêu biểu là thay đổi nền công nghiệp ô tô
Cùng nghiền ngẫm xem 10 phát minh làm biến đổi nền công nghiệp ô tô trong nhiều thập kỉ qua được điểm mặt là những sáng kiến tiêu biểu nào nhé.
Ảnh: The Drive.
Công nghệ hybrid
Toyota Prius là mẫu xe khởi đầu cho cuộc cách mạng hybrid từ những năm 1997, dù Alfa Romeo và Audi mới là những hãng đầu tiên thử nghiệm động cơ hybrid vào những năm 1980. Thế những, nguồn gốc của động cơ này lại bắt nguồn đầu thế kỷ 20.
Ferdinand Porsche mới là người đầu tiên chế tạo ra một chiếc xe động cơ lai, có tên Lohner-Porsche Mixte, ra mắt công chúng vào năm 1900. Xe được trang bị động cơ điện và có pin sạc, kết hợp với 2 động cơ xăng De Dion-Bouton. Tuy nhiên sự xuất hiện của Ford Model T đã khiến chiếc xe hybrid với động cơ nặng nề trở nên dư thừa trên thị trường.
Ảnh: Curbsideclassic.
Hệ thống điều hòa
Vào những năm đầu thập niên 1970, hệ thống điều hòa trong cabin là một trải nghiệm mới lạ đối với người dùng tại thị trường Anh quốc, nhưng tại Mỹ nó đã trở thành một tính năng quen thuộc trên ôtô. Những chiếc ôtô đầu tiên sở hữu hệ thống điều hòa từ năm 1940, do công ty "Babcock and Bishop" cung cấp.
Hệ thống này tiêu tốn nhiên liệu khá nhiều khi khởi động, chính vì thế nó không quá phổ biến. Tuy nhiên đây vẫn là dấu mốc quan trọng, tạo tiền đề cho hệ thống điều hòa Chrysler Airtemp mạnh mẽ và nhỏ gọn hơn, ra đời vào năm 1953.
Ảnh: Hagerty.
Màn hình giải trí cảm ứng
Kể từ cuộc cách mạng điện thoại thông minh, các nhà sản xuất ôtô cũng bắt đầu phát triển bảng điều khiển trung tâm với màn hình giải trí cảm ứng. Tuy nhiên đây không phải là một sự kế thừa, màn hình cảm ứng trên ôtô thậm chí có trước iPhone của Apple khoảng 2 thập kỷ, lần đầu tiên xuất hiện trên chiếc Buick Riviera vào năm 1986.
Ban đầu hệ thống này được gọi là bảng điều khiển đồ họa trung tâm. Màn hình có kích thước 9 inch với đồ họa màu xanh lá cây và có thể điều chỉnh mọi chức năng trên xe, bao gồm cả radio và hệ thống điều hòa.
Ảnh: Parkwheels.
Hộp số tự động ly hợp kép
Hộp số ly hợp kép đã phổ biến gần 2 thập kỷ. Chiếc xe thương mại đầu tiên sở hữu hộp số này là Volkswagen Golf R32 ra mắt vào năm 2003. Tuy nhiên, hộp số này đã được phát triển từ rất sớm. Kỹ sư người Pháp - Adolphe Kégresse là người phát minh ra hộp số ly hợp kép vào năm 1935, nhưng nó không được đưa vào sản xuất đại trà.
Chính Porsche đã cải tiến phát minh này và tạo nên những gì chúng ta có ngày nay. Năm 1964, hộp số ly hợp kép được sản xuất nhưng mãi đến năm 1983 mới được lắp đặt và thử nghiệm trên chiếc xe đua C 956 của Porsche. Trong khi đó, Audi đã thử nghiệm hộp số ly hợp kép trên chiếc xe đua Quattro nhóm B của mình vào năm 1985.
Ảnh: Motor1.
Bản đồ định vị
Chiếc xe đầu tiên trang bị bản đồ định vị là Mazda Eunos Coupe 1990. Điều này chỉ đúng một phần, bởi đó chỉ là hệ thống GPS mà chúng ta vẫn đang sử dụng phổ biến ngày nay. Trong khi những hệ thống có chức năng tương tự đã ra đời từ trước đó.
Năm 1981, Honda đã lần đầu tiên giới thiệu hệ thống dẫn đường trên xe hơi. Hệ thống sử dụng con quay hồi chuyển để phát hiện sự chuyển động, kết hợp với một nguồn cấp dữ liệu đo khoảng cách và vận tốc. Tuy nhiên hệ thống này được lắp vào màn hình nặng tới 9 kg. Giá bán của hệ thống này bằng 1/4 giá trị chiếc Accord, chính thế nó bị khai tử chỉ sau 1 năm được giới thiệu.
Ảnh: Barnfinds.
Hệ thống ngắt động cơ tạm thời
Công nghệ tiết kiệm nhiên liệu được các nhà sản xuất ôtô chú trọng, một trong số đó là chế độ ngắt động cơ tạm thời. BMW là hãng dẫn đầu công nghệ này vào năm 2007, trong chương trình có tên "động lực hiệu quả". Kể từ đó, đây là một tính năng phổ biến trên ôtô.
Nhìn lại quá khứ, Toyota từng tạo ra một tính năng tương tự vào năm 1974. Mẫu Toyota Crown sở hữu một tính năng tùy chọn, có khả năng ngắt động cơ khi xe dừng quá 1,5 giây, động cơ sẽ tái khởi động khi người lái đạp ly hợp. Tại Anh quốc, công nghệ này lần đầu xuất hiện vào năm 1985 trên chiếc Volkswagen Polo Formel E.
Ảnh: Carscoops.
Phanh ABS
Hệ thống phanh ABS là một trong những phát minh an toàn quan trọng nhất từ trước đến nay, làm thay đổi nền công nghiệp sản xuất ôtô. Năm 1966, Jensen FF đã kết hợp hệ thống Dunlop Maxaret ABS một kênh với hệ dẫn động bốn bánh của Ferguson. Tuy nhiên trước đó vào năm 1923, kỹ sư Pierre Cayla đã công bố các thiết kế về tiền thân của phanh ABS.
Hệ thống phanh của Pierre Cayla sử dụng bơm thủy lực điều khiển trung tâm để giảm áp lực phanh khi bánh xe chậm lại, giảm nguy cơ bị khóa bánh. Mặc dù đã có một số thử nghiệm, nhưng hệ thống này không được đưa vào sản xuất, chính vì thế mà Jensen mới được nhớ đến như "cha đẻ" của phanh ABS.
Ảnh: František Polák.
Hệ dẫn động 4 bánh
Từ những chiếc hatchback, SUV hay siêu xe, hệ dẫn động 4 bánh là một "phụ lục" bắt buộc phải có. Nó tăng cường sự nhanh nhẹ và ổn định của xe, hệ thống này lần đầu được giới thiệu vào năm 1987 trên chiếc Honda Prelude. Nó còn có tên là HICAS trên Nissan Skyline R31 1985.
Cách đó nửa thế kỷ, vào năm 1935, tay đua người Anh - Freddie Dixon là người đầu tiên thực hiện thử nghiệm hệ dẫn động 4WS. Đến năm 1938, Mercedes là hãng đầu tiên áp dụng hệ dẫn động này trên chiếc xe địa hình Geländewagen.
Ảnh: Classicdriver.
Đèn pha tự động
Công nghệ LED đã mang đến bước tiến lớn trong việc phát triển hệ thống đèn pha, tiêu biểu như hệ thống LED ma trận có thể giúp người lái dễ dàng nhìn thấy những tìm ẩn trên đường như người đi bộ hay người đi xe đạp. Nhưng sáng kiến đèn pha tự động mới là tiền đề quan trọng nhất.
General Motors lần đầu tiên công bố hệ đèn Autonic-Eye vào năm 1952 với khả năng tự động điều chỉnh chùm sáng. Năm 1967, đèn pha tự động được áp dụng trên mẫu Citroen DS và nhanh chóng khiến chiếc xe trở nên nổi tiếng. Trước đó vào năm 1947, hệ thống đèn pha của chiếc Tucker 48 được kết nối trực tiếp với vô lăng, chính vì thế mà nó có thể chiếu sáng theo góc cua, nó chính là ý tưởng cho hệ thống đèn pha tự động sau này.
Ảnh: Cadillac.
Hệ thống xy-lanh chủ động
Hệ thống xy-lanh chủ động còn được gọi là hệ thống xy-lanh biến thiên. Quy tắc hoạt động của hệ thống này là cho một số máy ngừng hoạt động, để nhường khí nạp cho các xy-lanh còn lại, thay vì để các xy-lanh tranh giành lượng khí ít ỏi. Điều này giúp tăng áp suất nén khi một số buồng đốt nhận nhiều khí hơn, hiệu suất nhiệt cũng cải thiện và tiết kiệm nhiên liệu.
Volkswagen là hãng có đóng góp to lớn trong việc phát triển hệ thống này. Trong khi ở Mỹ, GM đã áp dụng hệ thống xy-lanh chủ động trên các mẫu Northstar V8 và Senator vào cuối thập niên 1980. Một hãng xe khác cũng đi đầu trong công nghệ xy-lanh biến thiên là Cadillac, với các mẫu LS62 V8 6.0L, nó có thể hoạt động dưới dạng V6 hoặc V4 khi tạm ngừng một số xy-lanh.
Tin nổi bật
- Chiếc Tesla Cybertruck khá "nổi tiếng" trên mạng sau tai nạn ở Seattle sẽ được bán "đồng nát" với giá 20 nghìn đô la
21/11/2024 - 07:47:49
- Ngắm Porsche 911 Dakar: Mẫu xe vừa dừng sản xuất ở con số 2500
20/11/2024 - 08:56:10
- Kia PV5 WKNDR: Mẫu Motorhome đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa cao cho các tín đồ thích dịch chuyển
16/11/2024 - 22:12:21
- Tuần lễ du lịch tỉnh Hòa Bình: Điểm đến đến ấn tượng bậc nhất cuối tuần này
14/11/2024 - 14:39:29
- Cụ ông U90 vẫn đi học lấy bằng A2 để chạy xe Honda CD 250u
12/11/2024 - 08:57:18
- Tay đua nổi tiếng thế giới người Anh - Guy Martin giao lưu cùng nhóm xe Sidecar Ba Miền
10/11/2024 - 15:54:14