VinFast rời khỏi Top 3 nhà sản xuất ô tô có giá trị vốn hóa cao nhất thế giới
Chốt phiên ngày 30/8, cổ phiếu VFS đã giảm gần 50% so với thời điểm đầu tuần. Điều này khiến VinFast rơi từ Top 3 nhà sản xuất ô tô có giá trị vốn hóa thị trường cao nhất thế giới xuống Top 5.
VinFast mở màn với màn tăng trưởng liên tiếp ở các phiên sau đó. Cổ phiếu VFS theo đó đã tăng mạnh. Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/8 trên sàn Nasdaq, cổ phiếu VFS của VinFast chốt ở mức giá 82,35 USD/cp, tăng 13,58 USD/cp (tương đương mức tăng 19,75%) so với các phiên giao dịch trước.
Cũng tại phiên giao dịch này, khối lượng khớp lệnh đạt hơn 12,6 triệu cổ phiếu, đưa giá trị vốn hóa của VinFast chạm ngưỡng 191 tỷ USD, trở thành nhà sản xuất ô tô có giá trị vốn hóa cao thứ 3 trên toàn cầu, sau Tesla và Toyota.
Xét riêng ở mảng xe điện, VinFast nhà nhà sản xuất đứng thứ 2 về vốn hóa, sau Tesla của Mỹ. Đáng chú ý, trong phiên giao dịch này, có thời điểm cổ phiếu VFS vọt lên gần 90 USD/cổ phiếu.
Sau 6 phiên tăng mạnh liên tiếp, chốt phiên ngày 29/8, cổ phiếu VFS giảm gần 44% còn 46,25 USD/cp trước áp lực chốt lời lớn. Vốn hóa thị trường giảm 83 tỷ USD xuống mốc hơn 107 tỷ USD. Mặc dù vốn hóa thị trường có dấu hiệu giảm mạnh nhưng đây vẫn là mức cao so với tổng số vốn hóa của GM và Ford cộng lại.
Kết phiên giao dịch ngày 30/8, giá trị vốn hóa của VinFast giảm tiếp còn 95,48 tỷ USD khi đóng cửa ở mức 41,27 USD/cổ phiếu. Sự sụt giảm lần thứ 2 này khiến VinFast rời Top 3 hãng xe có giá trị vốn hóa cao nhất để lùi về vị trí thứ 5.
Trong khi các "ông lớn" trong ngành ô tô như Tesla (giá trị vốn hóa 815,39 tỷ USD) đang dẫn đầu, Toyota (đạt giá trị vốn hóa 227,40 tỷ USD) xếp thứ 2. Porsche có giá trị vốn hóa đạt 99,8 tỷ USD, vươn lên vị trí thứ 3 thay VinFast. BYD của Trung Quốc xếp vị trí thứ 4 với giá trị vốn hóa 95,95 tỷ USD.
Dù giá trị vốn hóa liên tục bốc hơi nhưng kết thúc phiên giao dịch ngày 30/8 nhưng VinFast vẫn là nhà sản xuất ô tô điện có giá trị vốn hóa cao thứ 2 trên thế giới (xếp sau Tesla), đồng thời duy trì khoảng cách khá xa so với các hãng xe điện phía sau như Li Auto (giá trị vốn hóa chỉ 41,8 tỷ USD), Rivian (giá trị vốn hóa 21,69 tỷ USD), hay NIO (giá trị vốn hóa 18,97 tỷ USD),....
Lý giải hiện tượng cổ phiếu VinFast biến động mạnh kể từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán, Bloomberg cho rằng sự khan hiếm chính là nguồn cơn. Theo bản cáo bạch, lượng cổ phiếu phát hành của VinFast Auto đang do nhóm các công ty liên quan tới Vingroup và Chủ tịch HĐQT Phạm Nhật Vượng nắm giữ (hơn 99% tổng lượng cổ phiếu).
Điều này khiến lượng cổ phần tự do chuyển nhượng sau khi VinFast niêm yết ở mức rất thấp. Cơ cấu cổ đông cô đặc tạo đồng nghĩa với việc nếu có một người mua vào với một lượng cổ phiếu đủ lớn cũng có thể làm giá cổ phiếu biến động mạnh.Bên cạnh đó, cổ phiếu VFS cũng đang “lọt vào tầm ngắm” của các nhà giao dịch nhỏ lẻ - nhóm nhà đầu tư ưa chuộng cổ phiếu xe điện.
Được biết, VinFast đã chịu khoản lỗ 598,3 triệu USD dù doanh thu đạt 65,1 triệu USD trong 3 tháng đầu năm 2023. Lãnh đạo công ty cũng dự báo khoản lỗ trên sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới do VinFast mở rộng quy mô sản xuất, thiết lập nhà máy, chi trả cho các chi phí marketing, bán hàng và nâng cấp dịch vụ.
VinFast vừa khởi công xây dựng 1 nhà máy ở North Carolina trong tháng 7. Cộng ty sẽ bán 45.000-50.000 xe trong năm nay. Theo dự đoán từ Chủ tịch HĐQT Phạm Nhật Vượng, VinFast sẽ đạt điểm hòa vốn vào cuối năm 2024 và có thể thu lãi sau năm 2025.
Tin nổi bật
- VinFast chính thức bàn giao mẫu ô tô điện VinFast VF 5 tại Indonesia
22/11/2024 - 20:45:03
- Sau thảm bại của Wuling Mini EV thế hệ trước với VinFast VF3, thế hệ thứ 2 lộ diện liệu có hi vọng?
22/11/2024 - 13:34:06
- Điểm mặt loạt xe đang tặng thuế trước bạ và ưu đãi lớn cho khách hàng
22/11/2024 - 07:19:21
- Lộ diện siêu xe Ferrari F250 hybrid V6 với hơn 1.200 mã lực từ Maranello
15/11/2024 - 23:02:02
- Lộ diện mẫu Jeep Wrangler 392 với động cơ V8 mạnh mẽ, cho công suất 470 mã lực
12/11/2024 - 15:38:15
- VinFast lập kỷ lục: Dẫn đầu thị trường ô tô Việt Nam chỉ trong vòng 5 năm
12/11/2024 - 09:53:53