Lật tẩy các "chiêu thức" mới của các nhóm báo chốt online
Nhóm báo chốt 141 Hà Nội đã dùng các “chiêu thức” mới như: dùng phép ẩn dụ, làm thơ, chơi chữ, dùng tiếng nước ngoài...
Sau khi quản trị viên của nhóm Báo chốt 141 Hà Nội bị cơ quan chức năng triệu tập lên làm việc và có thể đối mặt với mức phạt từ 10 đến 20 triệu đồng về hành vi “thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật”, thì các nhóm báo chốt kiểu này cũng bắt đầu thay đổi cách thức hoạt động, nhằm lách quy định.
Thay vì đăng tải hình ảnh hay viết rõ địa điểm có chốt CSGT, Nhóm báo chốt 141 Hà Nội đã dùng các “chiêu thức” mới như: dùng phép ẩn dụ, làm thơ, chơi chữ, dùng tiếng nước ngoài…
(Ảnh minh họa)
Thậm chí, một số nhóm còn dùng cả ký hiệu mật mã để tiết lộ địa điểm có chốt của lực lượng chức năng làm nhiệm vụ với mục đích “phím” cho nhau cách “né” xử phạt. Đáng nói, họ còn hỉ hả coi đó là một “phát kiến” mới và tự tung hô nhau.
Dưới góc nhìn tâm lý người trẻ, Thạc sĩ Vũ Yến Hà, Giảng viên khoa Xã hội học, trường ĐH Công đoàn cho rằng, đây gần như là thú vui lệch lạc của một số bạn trẻ, xuất phát từ nhu cầu gây sự chú ý trên mạng xã hội: "Các bạn ấy cho rằng, khi mình đưa ra các thông tin đưa ra các địa điểm báo chốt thì mình sẽ nhận được nhiều like, rồi mình sẽ nhận được sự tung hô".
Từng tham gia một nhóm báo chốt 141 trên mạng, Lê Đức Tuấn ở Hoàng Mai Hà Nội cho biết, ban đầu cũng chỉ vì tò mò và thấy… hay hay. Nhưng dần dần anh nhận ra không ổn, nên đã chủ động dừng lại: "Ban đầu thì mình thấy là cũng vui thì tham gia, nhưng sau hơi phụ thuộc vào các cái nhóm thông báo đấy. Mình không sợ chốt, nhưng đôi khi cũng có cảm giác nó khá có ích cho bản thân".
Nhiều người tham gia giao thông cũng bày tỏ sự không đồng tình, thậm chí bức xúc trước những hành vi lợi dụng mạng xã hội để lén lút làm những việc vì mục đích không đàng hoàng:
"Đó là hành vi coi thường pháp luật và nó không hề tốt. Bởi chúng ta khi tham gia giao thông thì an toàn là trên hết, đi qua chốt, mình đi sai đâu, nói cho mình biết".
"Điều này làm cho người dân sẽ không còn ý thức chấp hành luật giao thông nữa, khi mà họ thấy rằng là mình hoàn toàn có nhiều cách để lách luật. Và rõ ràng việc không chấp hành luật giao thông nói riêng và không chấp hành luật pháp nói chung là một điều không hề tốt trong bất kỳ xã hội nào".
11/07/2020 10:00 AM - Duy Nam - VOVTIN TỨCChia sẻ
Nhóm báo chốt 141 Hà Nội đã dùng các “chiêu thức” mới như: dùng phép ẩn dụ, làm thơ, chơi chữ, dùng tiếng nước ngoài...
10.07.2020Cô gái ngồi xe máy chẳng thà làm hành động nguy hiểm chứ nhất quyết không để cặp đùi ...
09.07.2020Dừng xe máy giữa trời nắng, người đàn ông có hành động lạ khiến bao người chú ý
09.07.2020Đang lái ô tô, tài xế xanh mặt khi thấy "bé Na" ngoe nguẩy nhòm qua kính
Sau khi quản trị viên của nhóm Báo chốt 141 Hà Nội bị cơ quan chức năng triệu tập lên làm việc và có thể đối mặt với mức phạt từ 10 đến 20 triệu đồng về hành vi “thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật”, thì các nhóm báo chốt kiểu này cũng bắt đầu thay đổi cách thức hoạt động, nhằm lách quy định.
Thay vì đăng tải hình ảnh hay viết rõ địa điểm có chốt CSGT, Nhóm báo chốt 141 Hà Nội đã dùng các “chiêu thức” mới như: dùng phép ẩn dụ, làm thơ, chơi chữ, dùng tiếng nước ngoài…
Lật tẩy các chiêu thức mới của các nhóm báo chốt online - Ảnh 1.
(Ảnh minh họa)
Thậm chí, một số nhóm còn dùng cả ký hiệu mật mã để tiết lộ địa điểm có chốt của lực lượng chức năng làm nhiệm vụ với mục đích “phím” cho nhau cách “né” xử phạt. Đáng nói, họ còn hỉ hả coi đó là một “phát kiến” mới và tự tung hô nhau.
Dưới góc nhìn tâm lý người trẻ, Thạc sĩ Vũ Yến Hà, Giảng viên khoa Xã hội học, trường ĐH Công đoàn cho rằng, đây gần như là thú vui lệch lạc của một số bạn trẻ, xuất phát từ nhu cầu gây sự chú ý trên mạng xã hội: "Các bạn ấy cho rằng, khi mình đưa ra các thông tin đưa ra các địa điểm báo chốt thì mình sẽ nhận được nhiều like, rồi mình sẽ nhận được sự tung hô".
Từng tham gia một nhóm báo chốt 141 trên mạng, Lê Đức Tuấn ở Hoàng Mai Hà Nội cho biết, ban đầu cũng chỉ vì tò mò và thấy… hay hay. Nhưng dần dần anh nhận ra không ổn, nên đã chủ động dừng lại: "Ban đầu thì mình thấy là cũng vui thì tham gia, nhưng sau hơi phụ thuộc vào các cái nhóm thông báo đấy. Mình không sợ chốt, nhưng đôi khi cũng có cảm giác nó khá có ích cho bản thân".
Nhiều người tham gia giao thông cũng bày tỏ sự không đồng tình, thậm chí bức xúc trước những hành vi lợi dụng mạng xã hội để lén lút làm những việc vì mục đích không đàng hoàng:
"Đó là hành vi coi thường pháp luật và nó không hề tốt. Bởi chúng ta khi tham gia giao thông thì an toàn là trên hết, đi qua chốt, mình đi sai đâu, nói cho mình biết".
"Điều này làm cho người dân sẽ không còn ý thức chấp hành luật giao thông nữa, khi mà họ thấy rằng là mình hoàn toàn có nhiều cách để lách luật. Và rõ ràng việc không chấp hành luật giao thông nói riêng và không chấp hành luật pháp nói chung là một điều không hề tốt trong bất kỳ xã hội nào".
Lật tẩy các chiêu thức mới của các nhóm báo chốt online - Ảnh 2.
Cộng đồng mạng tiếp tục truyền tay nhau về các hình thức "báo chốt" 141 mới. (Ảnh chụp màn hình).
Soi chiếu các quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính hiện nay, Luật sư Vũ Thị Nhinh - Công ty Luật TNHH Minh Đức cho rằng, đối với các hoạt động của các nhóm báo chốt 141 hay chốt CSGT, có thể xem xét theo mục đích động cơ của hành vi để xử lý, ngăn chặn: "Nếu như việc đăng tải nhằm thông tin về an toàn giao thông, để người dân chấp hành tốt quy định của pháp luật đấy là các hành vi không vi phạm pháp luật và không bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, đối với hành vi thông báo vị trí chốt thông qua hình thức không trực tiếp để đối phó với việc kiểm tra hoặc là để gây rối mất trật tự, để cản trở cảnh sát giao thông, thì đấy lại là hành vi vi phạm pháp luật".
Nhiều người tham gia giao thông cũng cho rằng, việc lập nhóm để báo chốt lực lượng chức năng làm nhiệm vụ, dù dưới hình thức nào, bằng phương tiện nào, thì cũng nhằm mục đích không tốt, không những gây ảnh hưởng đến hoạt động đảm bảo an ninh trật tự an toàn giao thông của lực lượng chức năng, mà còn cổ súy thái độ và hành vi coi thường pháp luật, đối phó với các quy định pháp luật.
Do vậy, rất cần có sự theo dõi, nhắc nhở nghiêm khắc từ các gia đình, cùng sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để xử lý, ngăn chặn.
Theo VOV
Tin nổi bật
- Đối tượng nghi “ngáo đá” trộm 2 xe ô tô trong cùng một ngày, gây tai nạn tại nạn rồi bỏ chạy
22/11/2024 - 08:03:13
- Từ năm 2026, trẻ em dưới 10 tuổi chỉ được ngồi hàng ghế sau cùng thiết bị an toàn
18/11/2024 - 20:49:19
- Khởi tố 7 đối tượng chạy xe, mang theo dao, gây rối trật tự ở huyện Sóc Sơn
13/11/2024 - 12:04:56
- Hết tiền chơi game, nhóm đối tượng vác giáo "cưỡi" xe đi cướp
12/11/2024 - 23:51:25
- Công an giả định qua mặt CSGT nhưng không thành đành tra tay vào “còng”
22/10/2024 - 19:35:00
- Công an Hà Nội triệt phá ổ nhóm trộm cắp và tiêu thụ xe máy quy mô lớn
19/10/2024 - 08:09:59