Những khó khăn lớn nhất với Microsoft Surface nếu muốn gia nhập thị trường Việt Nam
Surface là thương hiệu sản phẩm không quá xa lạ trong làng công nghệ nói chung, tuy nhiên nếu xét về doanh số bán hay thị phần thì lại không quá ấn tượng. Để có doanh số tốt và chiếm được thị phần cao trên thị trường laptop.
Việt Nam thị trường sôi động và cũng đầy cạnh tranh
Có thể kể tên hầu hết các hãng sản xuất laptop lớn trên thế giới đang phân phối sản phẩm mình tại Việt Nam. Điểm chung lớn của các hãng chính là điều có các model trải dài các phân khúc từ cao cấp đến bình dân, có chỗ đứng nhất định trong thị trường và vị trí trong đầu người tiêu dùng. Điều này càng tạo sự khó khăn cho Surface, khi mà vừa là một thương hiệu mới, vừa lại định vị sản phẩm chỉ từ tầm trung trở lên cao cấp.
Việt Nam lại là thị trường rất đặc thù với tư duy mua hàng còn khá cố điển với 2 trường phái song song. Một là giá vừa phải, thiết kế bình thường, cấu hình cao so với mức giá. Hai là có thương hiệu lớn lâu năm bảo chứng chất lượng. Và Surface một lần nữa cùng không hề nằm trong hai nhóm trên. Dù là thương hiệu sản phẩm của Microsoft “ông trùm Windows” nhưng hầu hết mọi người vẫn chưa thật sự tin tưởng vào một nhà sản xuất phần mềm làm phần cứng. Và hầu hết các sản phẩm thuộc thương hiệu Surface đều có giá không hề rẻ.
Surface sẽ định giá các sản phẩm của mình thế nào?
Định giá là công tác không hề dễ dàng với bất kì hãng nào khi bước chân vào một thị trường mới, nhất là thị trường sôi động và cực kì nhạy cảm với giá bán như Việt Nam. Nếu đặt ra một mức giá không phù hợp với giá trị sản phẩm mang lại rất có thể sẽ là bước đi hụt chân đầu tiên khiến người dùng có lãnh cảm với sản phẩm. Hơn nữa những mức giá phù hợp không chỉ làm hài lòng khách hàng mua hàng thực tế mà hơn hết còn làm hài lòng các khách hàng phía sau bàn phím.
Thế không có nghĩa hãng nên bán giá rẻ bèo và chịu lỗ để bán được hàng. Vì vốn dĩ Surface được định vị là dòng sản phẩm cao cấp mang trong mình những độ gia công kĩ thuật cao và cả nhưng tiên tiến mới nhất về công nghệ. Nên mức gía cao của nó không quá khó hiểu, và đổi lại người dùng nên nhận được sự hậu mãi cao cấp và tốt nhất cho số tiền nghìn đô họ bỏ ra để mang một siêu phẩm về nhà.
Tại Việt Nam giá không phải là tất cả, vì còn phải quảng cáo nữa!
Dù vốn được đánh giá cao vào khá ưa chuộng trong giới công nghệ nói chung, nhưng nhìn nhận một cách công tâm Microsoft vẫn chưa thật sự đầu tư quảng bá hình ảnh của Surface rộng rãi hơn. Mà đặt biệt tại các thị trường mới nổi như Việt Nam đây là một nước cờ quá ư là bách chiến bách thắng. Đẩy mạnh quảng bá, lựa chọn đại lý phân phối lớn và có chiến dịch xúc tiến rõ ràng, đưa Surface gần hơn với đại đa số người dùng. Từ đó nâng cao nhận diện thương hiệu và dĩ nhiên sẽ thúc đẩy doanh số bán.
Theo công ty phân tích đánh giá Gartner, Microsoft (4.1%) đã chính thức trở thành nhà sản xuất PC Laptop lớn thứ 5 tại Mỹ, con số vẫn đang không ngừng phát triển. Đó là câu chuyện trong Mỹ, còn ngoài Mỹ chưa có gì gọi là khả quan cả. Để một hãng chả mới cũng chả cũ như Microsoft có thể lấn chân thị trường khác như một nhà sản xuất phần cứng cũng là đều không dễ dàng, đơn cử là Việt Nam. Tuy vẫn chưa có thông tin xác thực về Microsoft Surface có về Việt Nam không, nhưng viễn cảnh đấy cũng thật hồ hởi nhỉ?
Theo Trang Công Nghệ
Tin nổi bật
- Vingroup và PV Power sát cánh đưa năng lượng xanh “phủ sóng” Việt Nam
22/11/2024 - 14:05:23
- VinRobotics - Bước tiến tất yếu đưa công nghệ Việt Nam Vươn lên tầm cao mới
20/11/2024 - 14:17:34
- Hợp tác chiến lược giữa VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC: Bước đột phá trong giải pháp năng lượng bền vững tại Việt Nam
19/11/2024 - 11:27:54
- Bình Định chuyển mình xanh: Bắt tay cùng Vingroup, đột phá vì tương lai bền vững
15/11/2024 - 16:59:32
- Bắc Ninh sẽ có thêm 10 điểm sạc tập trung trong năm 2024 từ liên doanh Vasia và V-GREEN
04/11/2024 - 12:06:31
- EverSolar bắt tay V-GREEN: Nâng tầm hệ thống trạm sạc xe điện, phủ xanh giao thông Việt Nam
01/11/2024 - 10:17:48