Thêm trường hợp bị thu hồi bằng lái xe máy, ô tô... từ 1/6
Nếu cho người khác mượn giấy phép lái xe (hay gọi là bằng lái) tham gia giao thông, tài xế sẽ bị thu hồi bằng lái và sẽ phải thi sát hạch lại.
Từ ngày 1/6/2024, Thông tư 05/2024/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải sẽ chính thức có hiệu lực. Thông tư này sửa đổi và bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái.
Thông tư 05/2024/TT-BGTVT quy định bổ sung các trường hợp bị thu hồi giấy phép lái xe, bao gồm cả việc cho mượn giấy phép lái xe cho người khác. Nếu vi phạm quy định này, cá nhân có thể phải đối diện với việc bị thu hồi giấy phép lái xe.
Cụ thể, Thông tư nêu rõ 4 trường hợp bị thu hồi giấy phép lái xe:
1. Để người khác sử dụng giấy phép lái xe của mình.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép cho người không đủ điều kiện.
3. Có sai sót trong thông tin về họ tên, ngày sinh, quốc tịch, nơi cư trú, hạng giấy phép lái xe, giá trị cấp, ngày trúng tuyển, người ký.
4. Khám sức khỏe và phát hiện chất ma túy trong cơ thể người lái xe.
Đối với trường hợp "Để người khác sử dụng giấy phép lái xe của mình", Thông tư 05 quy định rằng sau 01 năm kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép lái xe có hiệu lực, cá nhân muốn tái cấp giấy phép lái xe phải đăng ký thi sát hạch lại các nội dung quy định.
Liên quan đến việc bị CSGT tạm giữ bằng lái xe, theo Khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), người vi phạm có thể bị tạm giữ phương tiện hoặc giấy tờ liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt.
Nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính mà người vi phạm chưa đến giải quyết vụ việc mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện, sẽ bị xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
Trong thời gian bị tạm giữ giấy tờ, người vi phạm vẫn được phép lái xe. Tuy nhiên, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm mà chưa đến giải quyết và vẫn tiếp tục lái xe, thì sẽ bị xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
Mức phạt lỗi không có bằng lái xe khi tham gia giao thông được quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự.
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
Võ Thành Tâm (Xethitruong)
Tin nổi bật
- Đối tượng nghi “ngáo đá” trộm 2 xe ô tô trong cùng một ngày, gây tai nạn tại nạn rồi bỏ chạy
22/11/2024 - 08:03:13
- Từ năm 2026, trẻ em dưới 10 tuổi chỉ được ngồi hàng ghế sau cùng thiết bị an toàn
18/11/2024 - 20:49:19
- Khởi tố 7 đối tượng chạy xe, mang theo dao, gây rối trật tự ở huyện Sóc Sơn
13/11/2024 - 12:04:56
- Hết tiền chơi game, nhóm đối tượng vác giáo "cưỡi" xe đi cướp
12/11/2024 - 23:51:25
- Công an giả định qua mặt CSGT nhưng không thành đành tra tay vào “còng”
22/10/2024 - 19:35:00
- Công an Hà Nội triệt phá ổ nhóm trộm cắp và tiêu thụ xe máy quy mô lớn
19/10/2024 - 08:09:59