Uống bia, rượu rồi điều khiển phương tiện thủy có thể bị phạt đến 40 triệu đồng
Theo đề xuất, thuyền viên, người lái phương tiện thủy trong ca trực mà có nồng độ cồn sẽ bị phạt nặng, tối đa đến 40 triệu đồng, và tạm giữ giấy phép lên đến 4 tháng.
Thực hiện tháng cao điểm bảo đảm TTATGT dịp tết Canh Tý 2020 và Luật Phòng chống tác hại của rượu bia. Đồng loạt các lực lượng chức năng riển khai cả đường bộ và đường thủy.
Ngay trong ngày ra quân lực lượng CSGT đường thủy đã kiểm tra nồng độ cồn của hàng chục người điều kiển phương tiện thủy, đơn vị đã phát hiện 01 trường hợp vi phạm nồng độ công với mức vi phạm là 0,302 mg/l khí thở.
Lực lượng Cảnh sát đường thủy kiểm tra phương tiện trên sông Đuống.
Được biết người điều khiển phương tiện thủy vi phạm nồng độ cồn tên là Vũ Văn Đ, trú tại Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là thuyền trường tàu PH – 20XX công xuất 363 CV.
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 17 Nghị định 132/2015/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, thì chủ phương tiện thủy PH – 20XX sẽ bị phạt 750.000đ về hành vi bố trí thuyền viên, người lái phương tiện có nồng độ cồn vượt quá 0,25 mg/l khí thở.
Cũng trong ngày 17/3, đại diện Cục Đường thủy nội địa VN cho biết, theo dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa (thay thế Nghị định 132/2015) đang được Bộ GTVT lấy ý kiến rộng rãi, mức xử phạt đối với thuyền viên, người lái phương tiện thủy tăng từ hơn 10 đến hơn 100 lần so với hiện nay.
Cụ thể, theo quy định hiện hành, mức xử phạt là 200-300 nghìn đồng đối với hành vi đang làm việc trên phương tiện mà có nồng độ cồn trong máu vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc 0,25 miligam/01 lít khí thở hoặc sử dụng các chất kích thích khác mà luật cấm sử dụng.
Trong khi đó, dự thảo nghị định mới quy định, thuyền viên, người lái phương tiện thủy đang trong ca trực chỉ cần trong máu, hơi thở có nồng độ cồn hoặc chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng sẽ bị phạt tối thiểu 3 triệu đồng, tối đa 40 triệu đồng. Mức xử phạt tăng tương ứng với nồng độ cồn có trong máu, hơi thở.
Mức phạt cao nhất cho người điều khiển phương tiện thủy vi phạm nồng độ cồn là 40 triệu đồng.
Cụ thể, phạt 3-5 triệu đồng nếu trong máu, hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/01 lít khí thở hoặc có các chất kích thích khác mà luật cấm sử dụng;
Phạt 5-10 triệu đồng có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam đến 0,4 miligam/01 lít khí thở;
Mức phạt tăng lên 20-40 triệu đồng nếu nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/01 lít khí thở. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, bằng cấp liên quan đến người lái phương tiện từ 2-4 tháng.
Theo đại diện Cục Đường thủy nội địa VN, Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định cấm: “Thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn hoặc có các chất kích thích khác mà luật cấm sử dụng”. Đây là căn cứ tăng mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về nồng độ cồn đối với thuyền viên, người lái phương tiện thủy và phù hợp với tình hình thực tế.
Tin nổi bật
- Đối tượng nghi “ngáo đá” trộm 2 xe ô tô trong cùng một ngày, gây tai nạn tại nạn rồi bỏ chạy
22/11/2024 - 08:03:13
- Từ năm 2026, trẻ em dưới 10 tuổi chỉ được ngồi hàng ghế sau cùng thiết bị an toàn
18/11/2024 - 20:49:19
- Khởi tố 7 đối tượng chạy xe, mang theo dao, gây rối trật tự ở huyện Sóc Sơn
13/11/2024 - 12:04:56
- Hết tiền chơi game, nhóm đối tượng vác giáo "cưỡi" xe đi cướp
12/11/2024 - 23:51:25
- Công an giả định qua mặt CSGT nhưng không thành đành tra tay vào “còng”
22/10/2024 - 19:35:00
- Công an Hà Nội triệt phá ổ nhóm trộm cắp và tiêu thụ xe máy quy mô lớn
19/10/2024 - 08:09:59