Vì sao má phanh ôtô nhanh bị mòn dẫn đến mất an toàn khi chạy?
Ngoài nước là tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến độ bền của má phanh ô tô còn có sai lầm lớn trong quá trình sử dụng của người dùng.
Má phanh ô tô không được vệ sinh và kiểm tra định kỳ
Do thời gian sử dụng lâu mà má phanh không được chăm sóc cẩn thận sẽ nhanh bị mòn, đĩa phanh càng mỏng đi. Từ đó sẽ dẫn đến tình trạng bị bó do piston phanh bám chặt vào đĩa phanh.
Đĩa phanh bị biến dạng do va chạm
Khi có va chạm mạnh xảy ra, đĩa phanh có thể sẽ bị bóp méo nên khi bám đĩa phanh, đĩa phanh không xoay tròn đều sẽ dẫn đến mòn má phanh. Khi đó, chủ xe cần gỡ má phanh xe ô tô đang bám chặt đĩa phanh ra ngoài, sau đó nhanh chóng mang xe đến garage gần nhất để kỹ thuật viên kiểm tra.
Ắc suốt phanh bị gỉ sét
Khi gioăng cao su bọc ngoài gặp sự cố, thậm chí là bị rách hoặc thủng sẽ khiến ắc suốt phanh trục trặc. Nếu để tình trạng này diễn ra lâu, bộ phận này sẽ bị bào mòn, gỉ sét dẫn đến việc không thể quay về vị trí đúng khi bị piston phanh tác động lực quá lớn khi phanh.
Chủ xe cần sớm tháo ắc suốt ra để lau chùi cẩn thận, đồng thời tra dầu cho bộ phận này. Tốt nhất là nên mang xe đi kiểm tra, sửa chữa sớm trước khi toàn bộ hệ thống phanh bị ảnh hưởng.
Bàn đạp phanh nhỏ
Bàn đạp phanh ô tô quá nhỏ cũng là tác nhân khiến má phanh ô tô bị mòn nhanh hơn vì khi sử dụng, má phanh sẽ ghì chặt vào đĩa phanh. Quá trình đạp phanh càng nhiều, má phanh càng nhanh chóng bị mòn.
Má phanh nở do bị lọt nước
Trong điều kiện sử dụng xe thường xuyên tiếp xúc với nước như trời mưa, đường ngập hay rửa xe nhiều,…nếu không may bị lọt nước vào bên trong có thể khiến má phanh bị nở ra. Để tránh tình trạng này, mỗi khi xe tiếp xúc với nước, tài xế nên cài số lùi, rà nhẹ phanh để má phanh được làm khô và hạn chế nước bị lọt vào trong động cơ. Tuyệt đối không nên kéo phanh tay ô tô ngay khi vừa mới tiếp xúc với nước.
Dầu phanh nhiễm nước
Nguyên nhân khác khiến má phanh bị hỏng là do dầu phanh bị nhiễm nước bởi chất glycol có trong dầu phanh hút nước rất mạnh. Một thời gian sau, hơi nước sẽ thấm dần qua hai bộ phận là vòng đệm và ống cao su. Tốc độ thấm sẽ tăng rất nhanh khi môi trường xung quanh càng ẩm. Hơn nữa, dầu phanh sẽ sôi và xuất hiện bọt khí khi hệ thống phanh quá nhiệt. Sự cố này càng khiến má phanh bị ăn mòn nhanh chóng, thậm chí cả khi hệ thống phanh ABS cũng bị ảnh hưởng.
Ngoài những nguyên nhân trên, má phanh ô tô còn bị mòn do lò xo của má phanh bị hỏng, xi lanh trục trặc. Do đó, các chuyên gia có kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô luôn khuyến cáo người dùng cần sớm mang xe đi kiểm tra má phanh, không nên kéo dài tình trạng này sẽ rất nguy hiểm.
Theo Banxehoi
Tin nổi bật
- Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác thúc đẩy chuyển đổi xanh, giảm phát thải ròng về 0
23/11/2024 - 19:00:35
- Bắt giữ đối tượng trộm 1 xe máy, 2 ô tô và có hành vi giết người
22/11/2024 - 15:32:08
- Đối tượng nghi “ngáo đá” trộm 2 xe ô tô trong cùng một ngày, gây tai nạn tại nạn rồi bỏ chạy
22/11/2024 - 08:03:13
- Từ năm 2026, trẻ em dưới 10 tuổi chỉ được ngồi hàng ghế sau cùng thiết bị an toàn
18/11/2024 - 20:49:19
- Tuần lễ du lịch tỉnh Hòa Bình: Điểm đến đến ấn tượng bậc nhất cuối tuần này
14/11/2024 - 14:39:29
- Ô tô Trung Quốc và làn sóng nhập khẩu tại Việt Nam: Thực trạng và hệ lụy
14/11/2024 - 10:17:55