Xe ô tô Việt đã nội địa hóa được bao nhiêu?
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, tỷ lệ nội địa hóa của xe ô tô sản xuất tại Việt Nam còn rất thấp, đa số chưa đạt mục tiêu đề ra và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình của các nước trong khu vực.
Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, theo Quyết định số 177/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỷ lệ sản xuất trong nước đối các loại xe thông dụng như: xe tải, xe khách, xe con là 40% vào năm năm 2005, tăng lên đến 60% vào năm 2010.
Theo Quyết định số 1211/QĐ-TTg ngày 24-7-2014, tỷ lệ giá trị sản xuất đối với ô tô đến 9 chỗ ngồi là 30-40% năm 2020, 40-45% năm 2025; Ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên đạt 35-45% vào năm 2020, 50-60% vào năm 2025. Đối với ô tô tải, tỷ lệ này phải đạt 30-40% năm 2020 và 45-55% năm 2025.
Tuy vậy, sau gần 20 năm phát triển ngành công nghiệp ô tô, đến nay, xe khách, xe tải cơ bản đáp ứng được mục tiêu nội địa hóa đề ra. Cụ thể, xe tải dưới 7 tấn đạt tỷ lệ nội địa hóa trung bình trên 20%; xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng đạt tỷ lệ 45-55%.
Riêng đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi, tỷ lệ nội địa hóa bình quân mới đạt 7-10% (trừ dòng xe Innova của Toyota đạt 37%).
“Như vậy, tỷ lệ nội địa hóa của xe ô tô sản xuất trong nước thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra. Chưa kể, các sản phẩm đã được nội địa hóa mang hàm lượng công nghệ rất thấp như: săm, lốp ô tô, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc- quy, sản phẩm nhựa…” - đại diện Bộ Công Thương cho biết.
Nếu so với các nước trong khu vực, tỷ lệ nội địa hóa ngành ô tô của Việt Nam hiện quá thấp. Tỷ lệ trung bình của các nước trong khu vực đã đạt 65-70%, riêng Thái Lan đạt tới 80%.
“Mặc dù đã có những kết quả nhất định, nhưng ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước vẫn chưa đạt được tiêu chí ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự, phần lớn mới chỉ ở mức độ lắp ráp đơn giản; Chưa tạo được sự hợp tác- liên kết và chuyên môn hóa giữa các doanh nghiệp sản xuất- lắp ráp và sản xuất phụ tùng, linh kiện; Chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn”- Bộ Công Thương đánh giá.
Theo Bộ Công Thương, đến hết năm 2018, cả nước có 358 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô, trong đó có 50 doanh nghiệp lắp ráp, 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe và thùng xe; 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng…
Đã có nhiều hãng lớn trên thế giới hoạt động tại Việt Nam như: Toyota, Hyundai, Kia, Mazda, Honda, GM, Ford, Nissan… Tuy nhiên, mới chỉ có khoảng 300/1.800 doanh nghiệp trong nước tham gia vào mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia.
Theo ANTĐ
Tin nổi bật
- Đối tượng nghi “ngáo đá” trộm 2 xe ô tô trong cùng một ngày, gây tai nạn tại nạn rồi bỏ chạy
22/11/2024 - 08:03:13
- Từ năm 2026, trẻ em dưới 10 tuổi chỉ được ngồi hàng ghế sau cùng thiết bị an toàn
18/11/2024 - 20:49:19
- Khởi tố 7 đối tượng chạy xe, mang theo dao, gây rối trật tự ở huyện Sóc Sơn
13/11/2024 - 12:04:56
- Hết tiền chơi game, nhóm đối tượng vác giáo "cưỡi" xe đi cướp
12/11/2024 - 23:51:25
- Công an giả định qua mặt CSGT nhưng không thành đành tra tay vào “còng”
22/10/2024 - 19:35:00
- Công an Hà Nội triệt phá ổ nhóm trộm cắp và tiêu thụ xe máy quy mô lớn
19/10/2024 - 08:09:59