Trung Quốc chi 2,4 tỷ USD cho việc chạy đua công nghệ với Mỹ
Tập đoàn sản xuất chip SMIC của Trung Quốc sẽ nhận được khoản tài trợ 2,35 tỷ USD của chính quyền thành phố Thâm Quyến cho việc xây dựng nhà máy.
Có thể nói đây là dự án đầu tiên nằm trong kế hoạch tổng thể của Trung Quốc nhằm “bắt kịp” Mỹ và trở nên tự chủ hơn về việc sản xuất chip giữa bối cảnh nguồn cung chip toàn cầu suy giảm.
Mới đây SMIC đã cảnh báo tình trạng thiếu hụt chip có thể trở nên tồi tệ hơn trong năm nay và ảnh hưởng nghiêm trọng tới các doanh nghiệp Trung Quốc, nếu nước này không tăng cường năng lực và công suất sản xuất chip trong nước ngay từ bây giờ.
Cuộc chiến về công nghệ đang ở hồi nóng trên toàn cầu.
Tập đoàn đã đồng ý lập liên doanh với chính quyền Thâm Quyến, nơi họ sẽ phát triển và vận hành nhà máy sản xuất chip có thể sản xuất chip silicon trên quy trình 28 nm hoặc lớn hơn thế.
Các đối tác đặt mục tiêu thu hút đầu tư của bên thứ ba, để bắt đầu sản xuất vào năm 2022 và đạt công suất cuối cùng là 40.000 tấm wafer 12 inch mỗi tháng.
Trung Quốc muốn xây dựng một nhóm các gã khổng lồ công nghệ có thể sánh vai với tập đoàn Intel và công ty sản xuất bán dẫn TSMC của Đài Loan (Trung Quốc).
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã cam kết tăng chi tiêu và thúc đẩy nghiên cứu các con chip tiên tiến tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong vòng 5 năm tới, bên cạnh việc đưa ra kế hoạch chi tiết về phát triển công nghệ để cạnh tranh ảnh hưởng toàn cầu với Mỹ.
Nhà máy của SMIC được xây dựng ở Thẩm Quyến với mức đầu tư 2,35 tỷ USD.
Bắc Kinh đang muốn nhanh chóng cắt giảm sự phụ thuộc vào phương Tây về các thành phần quan trọng như chip. Vấn đề này càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết khi tình trạng thiếu chất bán dẫn trên toàn cầu ngày càng trầm trọng bởi ảnh hưởng xấu của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Washington đã đưa vào danh sách đen các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc, gồm SMIC và Huawei, không cho phép các doanh nghiệp này tiếp cận công nghệ Mỹ cũng như làm suy giảm nghiêm trọng khả năng mua thiết bị sản xuất chip mà các doanh nghiệp này cần.
Một số nguồn tin cho biết các nhà cung ứng Mỹ đã không nhận được giấy cấp phép vận chuyển thiết bị và vật liệu với trị giá 5 tỷ USD, sau khi SMIC bị đưa vào "danh sách đen" hồi tháng 12/2020.
Hiện vẫn chưa rõ liệu chính quyền của Tổng thống Joe Biden có thể cho phép các công ty Mỹ tiếp tục bán hàng cho SMIC trên quy mô lớn hoặc nới lỏng áp lực đối với các đồng minh ở châu Âu và nhiều nơi khác về rào cản đối với hãng này hay không.
Trung Quốc đang kì vọng vào thế hệ chip công nghệ được sản xuất tại nhà máy mới.
Trung Quốc kỳ vọng đạt được những bước tiến trong các lĩnh vực đang phát triển như trí tuệ nhân tạo (AI) và chip thế hệ 3, chủ yếu được làm từ các vật liệu như silicon carbide và gallium nitride với khả năng hoạt động ở tần số cao và môi trường năng lượng và nhiệt độ cao cũng như cho các ứng dụng mạng 5G phổ biến, hệ thống radar (cấp quân sự) và ô tô điện.
Tin nổi bật
- VinFast, VinRobotics và ĐHBK Hà Nội bắt tay đẩy mạnh đào tạo và đổi mới công nghệ
25/12/2024 - 07:00:03
- VinFast Energy và Marubeni khánh thành hệ thống pin lưu trữ năng lượng (BESS) tại Vinpearl Resort Nha Trang
21/12/2024 - 19:26:10
- Xanh SM của Việt Nam hợp tác với 9 đối tác lớn tại Indonesia về giao thông xanh
20/12/2024 - 10:30:34
- Xanh SM chính thức khai trương dịch vụ taxi điện tại Indonesia
18/12/2024 - 19:59:19
- GREEN và Fast+ triển khai 5000 trụ sạc trong năm 2025
17/12/2024 - 17:57:19
- Chỉ từ 46 triệu đồng, bạn đã có cơ hội sở hữu xe VinFast và nhận chia sẻ doanh số đến 85%
12/12/2024 - 18:16:01