Không có chuyện ăn hoa quả bị thổi phạt nồng độ cồn
Phòng CSGT Hà Nội cho biết chưa xử lý trường hợp nào vì ăn hoa quả mà thổi ra nồng độ cồn, còn Bộ Y tế thì nói nồng độ cồn do hoa quả tạo thành sẽ chuyển hóa hết sau thời gian ngắn.
Liên quan đến việc dư luận đang rất quan tâm tới các thí nghiệm đầy rẫy trên mạng về nồng độ cồn có sau khi ăn hoa quả, uống siro, thuốc ho. Trả lời trên báo VnExpress, Thiếu tá Đào Việt Long, Phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Công an Hà Nội cho biết: "Cho đến thời điểm hiện tại, 84 người bị xử lý trong đợt ra quân vừa qua, biên bản đều thể hiện rất rõ. Có 14 trường hợp bị phạt kịch khung vì nồng độ cồn cao. Như vậy, chưa có trường hợp nào khiếu nại việc bị phạt vì uống siro."
Thiếu tá Long nhận định, từ khi nghị định 100 ra đời, có nhiều người thắc mắc về tình huống này. Thực tế, máy đã cấp cho các địa phương thì sẽ đạt kiểm định và có thể phát hiện được tài xế có chất ethanol hay không. Khi ethanol trong cơ thể ở ngưỡng nào đó sẽ tác động tới hệ thần kinh người, có thể dẫn tới tai nạn giao thông.
"Điều này có thể gây hoang mang và tranh cãi vì nhiều người sợ ăn vải bị phạt, nhưng để xử lý vi phạm, ngoài lập biên bản chúng tôi sẽ mời người vi phạm về trụ sở để làm rõ. Với những người có phản hồi lại, chúng tôi sẽ nhờ những lực lượng chuyên môn khác để làm rõ và chứng minh. Chúng tôi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, với tinh thần trách nhiệm đảm bảo an toàn giao thông", thiếu tá Long nhấn mạnh.
Những ngày đầu tháng 1/2020, cả nước đã ra quân xử lý kiểm tra tài xế tham gia giao thông uống rượu bia
Trong khi đó, Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Pháp chế Bộ Y tế cho biết, nho, sầu riêng, chuối... dễ để lại cồn trong cơ thể, nhưng chuyển hóa hết sau thời gian ngắn.
"Đúng là những hoa quả như nho, sầu riêng, chuối... dễ để lại nồng độ cồn, nhưng chỉ sau 30-60 phút tùy theo lượng dùng, cơ thể sẽ hết lượng cồn trong máu và khí thở vì hàm lượng rất nhỏ. Vì thế người dân không lo ăn hoa quả xong ra đường sẽ bị xử phạt", ông Quang nói.
Trong quá trình tuyên truyền thực hiện Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia, Bộ Y tế sẽ phổ biến những vấn đề về mặt khoa học để lực lượng chức năng nắm được. Những trường hợp có nồng độ cồn trong hơi thở rất nhỏ, gần như không đáng kể thì không phải là đối tượng xử phạt.
Về lo ngại uống bia rượu sau bao lâu mới được lái xe, ông Quang phân tích, không có ngưỡng chuẩn cho mọi cá nhân vì phụ thuộc vào lượng, nồng độ bia, rượu uống và đặc điểm sinh học, thể trạng của mỗi người.
Trung bình với người bình thường, sau một giờ gan sẽ chuyển hóa hết một đơn vị cồn. Tuy nhiên, để chuyển hóa hết hoàn toàn một đơn vị cồn, cơ thể phải mất 1-2 giờ nữa. Một đơn vị cồn khoảng 10 gram cồn nguyên chất, tương đương với 2/3 lon bia 330 ml nồng độ 5%, một ly rượu vang 100 ml nồng độ cồn 13%, một chén rượu 30 ml có nồng độ cồn 40%.
Dưới đây là đồ họa các mức xử phạt theo Nghị định 100 mới:
Theo Vnexpress
Tin nổi bật
- Công an xã được xử lý những vi phạm giao thông nào từ ngày 1/1/2025?
23/12/2024 - 08:57:47
- Quỹ Hyundai Motor Chung Mong-Koo ký kết trao tặng học bổng cho sinh viên ưu tú Việt Nam
21/12/2024 - 19:34:28
- Tỷ phú Phạm Nhật Vượng dừng hoàn toàn dịch vụTaxi bằng xe VinFast VF 8
19/12/2024 - 09:05:33
- Tài xế xe bán tải dùng hung khí chặn đường xe tải tại Bình Phước vẫn đang trong giai đoạn chấp hành án
18/12/2024 - 15:11:13
- Trải nghiệm Ford Ranger và Everest - bứt phá giới hạn, truyền lửa đam mê
14/12/2024 - 18:08:10
- Khách hàng mua ô tô VinFast sẽ được hỗ trợ nhanh nhất những vẫn đề liên quan đến bảo hiểm
13/12/2024 - 11:49:28